KHÁI QUÁT VỀ NHẠC CỤ DÂN TỘC CHĂM

Đăng bài bởi Admin vào lúc Thứ Ba, 23 tháng 4, 2019|




Người Chăm có một nền văn hóa đặc sắc và phong phú.
Trong đó, âm nhạc là loại hình nghệ thuật đặc sắc vẫn còn lưu giữ trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng người Chăm.
Thánh Địa Mỹ Sơn

Những bộ nhạc cụ của được dùng nhiều nhất



Trong đó gồm: Gineng, Baranâng, Saranai và Ciéng là loại nhạc cụ được sư dụng phổ biến nhất trong các lễ nghi, lễ hội và sinh hoạt khác trong cộng đồng người Chăm.
Mỗi nhạc cụ đều có một biểu tượng riêng gắn liền với quan niệm nhân sinh quan của người Chăm. Hay nói một cách khác, mỗi nhạc cụ được tượng trưng như là một bộ phận cơ thể của con người.Vì vậy khi đánh phải ngồi đúng với tư thế của mỗi loại nhạc cụ đó.

1.Trống Gineng

Trống gineng

Gineng: là một loại trống hai mặt luôn luôn đi cặp đôi với nhau thân trống Gineng làm bằng gỗ

Mặt trên của trống (Cang)

Mặt dưới của Trống (Bem)
* Cang gineng 3 nốt: Dik, Tek, Ding

* Bem gineng có 2 nốt: Gleng, Gik

2. Trống Baranâng 

Trống Baranâng
Baranâng là một loại trống có một mặt. Thân trống làm bằng gỗ, mặt trống làm bằng da thú
Để căng mặt trống Baranâng, người Chăm dùng dây mây đan lại với nhau, đồng thời dùng 12 chiếc khóa bằng gỗ chêm vào để tạo độ căng cho mặt trống gọi là Taik.


trống Baranâng  tượng trưng cho phần “ngực” con người
Trống paranâng là loại nhạc cụ chủ đạo trong nghi lễ chỉ giành riêng cho ông Mâduen. Khi đánh ông Mâduen  đánh với tư thế ngồi xếp bằng và đặt trống trước ngực để tạo tiếng vang của âm thanh


Trống  gồm có 75 điệu và 4 tiếng: Gleng, DiK, Tek, Ding

3. Saranai

Saranai là loại kèn thổi bằng hơi qua đường miệng.Chiếc kèn gồm    3phần

Saranai

 Phần chuôi làm bằng đồng hoặc bạc dùng để gắn lưỡi gà

Phần đuôi saranai

Phần thân làm bằng gỗ tròn có khoan các lỗ để điều chỉnh các nốt nhạc.
Phần thân saranai
Phần thân làm bằng gỗ tròn có khoan các lỗ để điều chỉnh các nốt nhạc.

Phần loa saranai


Phần loa kèn để phóng đại âm thanh

Nghệ nhân thổi kèn saanai

Chiếc kèn Saranai tượng trưng cho phần “đầu”. Trên đó, có 7 lỗ biểu thị cho các thị giác, khứu giác, thính giác và vị giác.

4. Chiêng:

Chiêng là một loại nhạc cụ làm bằng đồng, có đường kính khoảng 40cm – 50cm. Ở giữa mặt Chiêng có núm


Trong đó chiêng và lục lạc ka Nyi cũng không cũng không kém phần quan trọng trong các nhạc cụ của dân tộc chăm. hai lọai nhạc cụ này được đánh hòa với paranâng, gineng, saranai trong các nghi lễ và lễ hội


5. Ka Nyi:
Đàn Ka Nyi
 Thân đàn Ka Nyi được làm bằng mai rùa vàng. Trên thân mai rùa vàng có gắn một đoạn tre nhỏ đặc cỡ ngón chân cái, dài khoảng 0,65cm. Ở đầu đoạn tre này có hai cần để kéo dây gọi là hai tai Ka Nyi. Từ hai cần kéo (hai tai) nối xuống với cây tre bằng một sợi là dây đàn chính của Ka Nyi. Ngoài ra cần kéo này nối với cây tre bằng lông đuôi ngựa uốn cong như cánh cung. Đây chính là dây kéo của đàn Ka Nyi để tạo ra âm thanh.

Lục lạc

Bộ 3 nhạc cụ như: gineng, saranai, paranâng, có 72 điệu nhạc sự dụng phổ biến trong các nghi lễ của người Chăm  




Translate

Hình Ảnh

Bài viết xem nhiều

Video

Sakawi Thun 2025

Fanpage facebook