Giới Thiệu


CHI HỘI DÂN TỘC CHĂM TP. HỒ CHÍ MINH
---o0o---

      Chi hội Dân tộc Chăm trực thuộc Hội Dân tộc học – Nhân học TP. Hồ Chí Minh.Thành lập vào ngày 14/05/2007 tại Đại hội Trù bị bầu Ban chấp hành Chi hội Dân tộc Chăm. Chi hội ra mắt cộng đồng Chăm vào dịp Chương trình văn nghệ Rija Nâgar lần thứ nhất (2007 tại Viện Khoa học Xã hội TP. Hồ Chí Minh. Đến nay, Chi hội đã hoạt động được 4 nhiệm kỳ, với các Chi hội trưởng:
  •        Lưu Quang Tuấn Huy: nhiệm kỳ I (2007-2009). 
  •       Thành Chế Phương: nhiệm kỳ II (2009-2011). 
  •       Vạn Quang Vỹ: nhiệm kỳ III (2011-2013). 
  •       Đàng Năng Hòa: nhiệm kỳ IV (2014-2019).
1. Mục tiêu hoạt động

Chi hội hoạt động theo Điều lệ Hội Dân tộc học – Nhân học TP. Hồ Chí Minh.
Điều tra nắm vững tình hình sinh viên dân tộc Chăm đang theo học tại TP. Hồ Chí Minh.
Tư vấn sinh viên thực hiện đầy đủ và đúng đắn các chính sách của Đảng và Nhà nước.
Vận động sự ủng hộ tài chính gây quỹ học bổng cho sinh viên.

Tổ chức câu lạc bộ sinh viên: Lớp tiếng Chăm, lớp nhạc cụ truyền thống dân tộc Chăm.

Từ phải sang: Chi hội trưởng các nhiệm kỳLưu Quang Tuấn Huy 

(đứng ở vị trí thứ 3), Thành Chế Phương (vị trí thứ 4), Vạn Quang Vỹ (vị trí thứ 7) 

Ban chấp hành nhiệm kỳ IV (2014-2019)

 ra mắt Đại hội (Chi hội trưởng ThSĐàng Năng Hòa (người đang cầm micro)

2. Chức năng & nhiệm vụ

Sưu tầm văn hoá Chăm.
 Tổ chức lễ hội Katé & Ramâwan, Rija Nâgar.
 Tổ chức lớp dạy chữ Chăm và âm nhạc truyền thống.
 Bảo tồn, phát huy văn hóa và lễ hội truyền thống của các dân tộc.
 Nghiên cứu các lĩnh vực văn hóa Chăm.

  3. Đối tượng hướng tới

Thanh niên, sinh viên dân tộc Chăm tại TP. Hồ Chí Minh.
Những trí thức người Chăm tại TP. Hồ Chí Minh.
Những người có nhu cầu tìm hiểu về văn hoá, xã hội và phong tục tập quán của cộng đồng người Chăm trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

  4. Hoạt động của chi hội

Các hoạt động truyền thông:
Đội, nhóm sinh viên.
Trang thông tin điện tử: www.chamranam.com


Sinh viên Chăm sinh hoạt tại Công viên Văn hóa Tao Đàn


                                                     Sinh viên Chăm sinh hoạt tại Thủ Đức


 Hàng năm, Chi hội trao 20 suất học bổng sinh viên
50 phần quà tân sinh viênVận động sự ủng hộ tài chính từ các mạnh thường quân.
Hàng năm, Chi hội tổ chức Chương trình Sắc màu lễ hội Katé – Ramâwan (2005-2013),
 thu hút hơn 1000 người Chăm đến tham dự
Tổ chức mở lớp dạy chữ Chăm truyền thống (2007-2013): đào tạo được khoảng 365 học viên.
 Mừng hội Rija Nâgar (2007-2012), hàng năm thu hút khoảng 500 người Chăm tham dự.
Hàng năm, Hội trại vòng tay bè bạn (2007-2012)

 với những trò chơi dân gian vui nhộn  đêm lửa thiêng thu hút khoảng 250 sinh viênthanh niên Chăm.
 Chi hội trực tiếp mời nghệ nhân Thiên Sanh Thềm giảng dạy nhạc cụ dân tộc Chăm (2012-2013)

 đào tạo được khoảng 40 học viên.
 Giải bóng đá Truyền thống TN-SV Chăm tại TP. Hồ Chí Minh được tổ chức hàng năm(2012-2013)

thu hút 12 đội bóng đến từ các palei Chăm tham giaNgoài ra,

 Chi hội còn giao lưu với các nhóm sinh viên Chăm  các nhóm sinh viên dân tộc khác.
    Với các hoạt động thiết thực trên, Chi hội Dân tộc Chăm đã nhận được Bằng khen của  Chủ tịch UBND. TP. Hồ Chí Minh.Bên cạnh đó, các cá nhân xuất sắc trong Ban chấp      hành cũng được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Hội Dân tộc học  - Nhân học TP. Hồ Chí Minh trao tặng bằng khen

 5. Những thuận lợi & khó khăn

      Thuận lợi:

Được sự hỗ trợ từ các Hội, các ban ngành.
Được sự hỗ trợ từ Ban cố vấn.
Được sự hỗ trợ từ mạnh thường quân.
Hơn 1000 sinh viên, thanh niên, trí thức Chăm tại TP. Hồ Chí Minh.

     Khó khăn:

    Chưa có một văn phòng liên lạc và làm việc.
    Một số cơ quan, tổ chức còn gây khó khăn trong việc sinh hoạt văn hóa của Chi hội.
    Nhân sự Ban chấp hành Chi hội luôn biến động và không ổn định

  6. Phương hướng hoạt động

·         Tổ chức Lễ hội Katé - Ramâwan.
·         Tổ chức Rija Nâgar.
·         Tổ chức mở lớp dạy chữ Chăm truyền thống.
·         Tổ chức mở lớp dạy âm nhạc truyền thống Chăm.
·         Tổ chức họp mặt đồng hương Chăm tại TP.Hồ Chí Minh.
·         Tổ chức Hội trại Vòng tay bè bạn.
·         Tổ chức giao lưu văn nghệ và thể thao giữa các nhóm sinh viên dân tộc.
·         Hỗ trợ tiếp nhận thông tin vế xe về Tết Nguyên Đán cho sinh viên.
·         Vận động tài trợ gây quỹ hoạt động của Chi hội và học bổng cho sinh viên.
·         Xuất bản ấn phẩm Khoa học.

Translate

Hình Ảnh

Bài viết xem nhiều

Video

Sakawi Thun 2025

Fanpage facebook