NGHỆ THUẬT HÁT LỄ CỦA CHỨC SẮC KADHAR NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN

Posted by Admin on Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2019 |


Trong văn hóa Chăm, Kadhar là chức sắc tín ngưỡng dân gian quan trọng trong đời sống tâm linh của người Chăm. Nhiệm vụ chính của hệ thống chức sắc này là hát các bài thánh ca ca ngợi công đức các vị thần trong các lễ nghi trên đền tháp (ngap yang ngok bimong), các lễ cúng của dòng tộc như Puis – Payak, lễ Rija thrua và nghi lễ nhập Kut của người Chăm Ahiér. Di sản âm nhạc Kadhar là tổng hòa những bài hát lễ đi kèm với loại nhạc cụ Kanyi, tạo thành một loại hình nghệ thuật nghi lễ mang tính đặc trưng và vô cùng độc đáo, giữ vai trò nổi bật trong nền nghệ thuật ca múa nhạc Chăm nói chung. 
Hình 1: Chức sắc Kadhar đang hát bài lễ trong chương trình sưu tầm của dự án

Tuy vậy, trong bối cảnh hiện đại hóa, cùng nhiều di sản âm nhạc truyền thống khác, nghệ thuật hát lễ Kadhar cũng đứng trước những thách thức bị mai một rất lớn. Nhiều bài hát bị cắt gọn, tam sao thất bản, nhiều bài ít khi được sử dụng, thiếu thế hệ tiếp nối chức sắc Kadhar chất lượng… những điều đó đang đưa di sản này vào nguy cơ bị mai một nghiêm trọng.
Chính vì thế, được sự hỗ trợ của Hội đồng Anh Việt Nam, nhóm các bạn trẻ Chăm đã thực hiện công tác thống kê, sưu tầm một cách toàn diện gồm danh mục, nội dung và hiện trạng thực hành các bài hát lễ của hệ thống chức sắc Kadhar trong đời sống Chăm đương đại.
Kết quả dự án là bộ sưu tập bao gồm các file ghi âm, ghi hình chức sắc hát những bài lễ và phim tư liệu về loại hình nghệ thuật này. Sản phẩm sẽ được sao lưu qua đĩa DVD, đăng tải trên internet để phổ biến rộng rãi trong cộng đồng Chăm và cộng đồng bên ngoài nhằm lưu truyền và lan tỏa tinh thần học hát bài lễ đến với các bạn trẻ.

Hình 2: Công tác thực hiện ghi hình chức sắc Kadhar hát các bài lễ
Dự án đã đang được triển khai từ tháng 3 đến tháng 12 năm 2019 tại địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Nhóm thực hiện dự án này bao gồm 3 thành viên chính là Đổng Thành Danh, Thập Hồng Luyện (Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm) và Hán Dương Hải Đăng(nghiên cứu độc lập)./.


Hình 3: Nhóm nghiên cứu đang phỏng vấn Kadhar Thành Văn Lũy trong chương trình dự án

Tác giả: Nhóm thực hiện dự án







KHÁI QUÁT VỀ NHẠC CỤ DÂN TỘC CHĂM

Posted by Admin on Thứ Ba, 23 tháng 4, 2019 |



Người Chăm có một nền văn hóa đặc sắc và phong phú.
Trong đó, âm nhạc là loại hình nghệ thuật đặc sắc vẫn còn lưu giữ trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng người Chăm.
Thánh Địa Mỹ Sơn

Những bộ nhạc cụ của được dùng nhiều nhất



Trong đó gồm: Gineng, Baranâng, Saranai và Ciéng là loại nhạc cụ được sư dụng phổ biến nhất trong các lễ nghi, lễ hội và sinh hoạt khác trong cộng đồng người Chăm.
Mỗi nhạc cụ đều có một biểu tượng riêng gắn liền với quan niệm nhân sinh quan của người Chăm. Hay nói một cách khác, mỗi nhạc cụ được tượng trưng như là một bộ phận cơ thể của con người.Vì vậy khi đánh phải ngồi đúng với tư thế của mỗi loại nhạc cụ đó.

1.Trống Gineng

Trống gineng

Gineng: là một loại trống hai mặt luôn luôn đi cặp đôi với nhau thân trống Gineng làm bằng gỗ

Mặt trên của trống (Cang)

Mặt dưới của Trống (Bem)
* Cang gineng 3 nốt: Dik, Tek, Ding

* Bem gineng có 2 nốt: Gleng, Gik

2. Trống Baranâng 

Trống Baranâng
Baranâng là một loại trống có một mặt. Thân trống làm bằng gỗ, mặt trống làm bằng da thú
Để căng mặt trống Baranâng, người Chăm dùng dây mây đan lại với nhau, đồng thời dùng 12 chiếc khóa bằng gỗ chêm vào để tạo độ căng cho mặt trống gọi là Taik.


trống Baranâng  tượng trưng cho phần “ngực” con người
Trống paranâng là loại nhạc cụ chủ đạo trong nghi lễ chỉ giành riêng cho ông Mâduen. Khi đánh ông Mâduen  đánh với tư thế ngồi xếp bằng và đặt trống trước ngực để tạo tiếng vang của âm thanh


Trống  gồm có 75 điệu và 4 tiếng: Gleng, DiK, Tek, Ding

3. Saranai

Saranai là loại kèn thổi bằng hơi qua đường miệng.Chiếc kèn gồm    3phần

Saranai

 Phần chuôi làm bằng đồng hoặc bạc dùng để gắn lưỡi gà

Phần đuôi saranai

Phần thân làm bằng gỗ tròn có khoan các lỗ để điều chỉnh các nốt nhạc.
Phần thân saranai
Phần thân làm bằng gỗ tròn có khoan các lỗ để điều chỉnh các nốt nhạc.

Phần loa saranai


Phần loa kèn để phóng đại âm thanh

Nghệ nhân thổi kèn saanai

Chiếc kèn Saranai tượng trưng cho phần “đầu”. Trên đó, có 7 lỗ biểu thị cho các thị giác, khứu giác, thính giác và vị giác.

4. Chiêng:

Chiêng là một loại nhạc cụ làm bằng đồng, có đường kính khoảng 40cm – 50cm. Ở giữa mặt Chiêng có núm


Trong đó chiêng và lục lạc ka Nyi cũng không cũng không kém phần quan trọng trong các nhạc cụ của dân tộc chăm. hai lọai nhạc cụ này được đánh hòa với paranâng, gineng, saranai trong các nghi lễ và lễ hội


5. Ka Nyi:
Đàn Ka Nyi
 Thân đàn Ka Nyi được làm bằng mai rùa vàng. Trên thân mai rùa vàng có gắn một đoạn tre nhỏ đặc cỡ ngón chân cái, dài khoảng 0,65cm. Ở đầu đoạn tre này có hai cần để kéo dây gọi là hai tai Ka Nyi. Từ hai cần kéo (hai tai) nối xuống với cây tre bằng một sợi là dây đàn chính của Ka Nyi. Ngoài ra cần kéo này nối với cây tre bằng lông đuôi ngựa uốn cong như cánh cung. Đây chính là dây kéo của đàn Ka Nyi để tạo ra âm thanh.

Lục lạc

Bộ 3 nhạc cụ như: gineng, saranai, paranâng, có 72 điệu nhạc sự dụng phổ biến trong các nghi lễ của người Chăm  




Chương trình Kate - Ramâwan 2018

Posted by Admin on Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018 |

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
 HỘI DÂN TỘC HỌC – NHÂN HỌC TP. HỒ CHÍ MINH 
CHI HỘI DÂN TỘC CHĂM

 TP.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2018 

 THƯ NGỎ 
Chương trình Kate - Ramâwan 2018

          Chi hội Dân tộc Chăm là đơn vị trực thuộc Hội Dân tộc học – Nhân học Thành phố Hồ Chí Minh. Từ khi thành lập cho đến nay, Chi hội Dân tộc Chăm đã tổ chức nhiều loại hình hoạt động đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng người Chăm như tổ chức đón mừng năm mới Chăm lịch, tổ chức lễ hội Katé – Ramâwan, mở lớp học ngôn ngữ Chăm, âm nhạc Chăm, xuất bản sách về văn hóa Chăm, trao học bổng và quà tặng cho sinh viên Chăm, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về văn hóa truyền thống dân tộc Chăm, tổ chức giao lưu văn nghệ, tranh giải thể thao và các hoạt động khác.

Sinh viên Chăm đang diễn tập, để chuẩn bị cho chương trình Kate -Ramawan 2018

Sinh viên Chăm đang diễn tập, để chuẩn bị cho chương trình Kate -Ramawan 2018

       Năm nay, lễ hội Ramâwan và lễ hội Katé ở các làng Chăm đã tạo một không khí rộn ràng, vui tươi trong cộng đồng người Chăm ở khắp mọi miền. Đây là hai lễ hội lớn hiện đang được bảo tồn và phát huy bởi cộng đồng người Chăm Awal và Ahiér.

       Để bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp này, Chi hội Dân tộc Chăm tổ chức lễ hội Katé – Ramâwan vào ngày 09 tháng 12 năm 2018 tại Trường ĐH Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn TP. Hồ Chí Minh. Số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, P. Bến Nghé, Quận 1. Tp, Hồ Chí Minh.

      Nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao nhận thức về cội nguồn với tinh thần đại đoàn kết dân tộc, đồng thời gây quỹ học bổng giúp đỡ các em sinh viên dân tộc Chăm vượt khó, học tốt đang gặp khó khăn trong đời sống sinh hoạt và học tập.

Chi hội Dân tộc Chăm trao tặng học bổng cho sinh viên năm 2016

     Rất mong sự quan tâm hỗ trợ từ quý cơ quan, ban ngành, các doanh nghiệp và các mạnh thường quân. Sự giúp đỡ của quý mạnh thường quân là niềm khích lệ lớn lao đối với Ban tổ chức chương trình, đồng thời động viên giúp các em vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, đạt chất lượng ngày càng cao và sớm trở thành những trí thức tương lai hữu ích cho xã hội và cộng đồng.
              Kính chúc quý mạnh thường quân dồi dào sức khỏe và thành công trong cuộc sống!


 T/M. BAN TỔ CHỨC 
TRƯỞNG BAN 

 PGS. TS. THÀNH PHẦN

CHI HỘI TRƯỞNG

 THS. ĐÀNG NĂNG HÒA
 SĐT: 0907.877.338 

 BAN VẬN ĐỘNG TÀI CHÍNH 

 Bà Dụng Thị Bích Thùy
 SĐT: 090 834 3586 

 Email: dungbichthuy1967@gmail.com 
Chung cư Luxcity 528 Huỳnh Tấn Phát 
Phường Bình Thuận, Quận 7 
Thành phố Hồ Chí Minh

Translate

Hình Ảnh

Bài viết xem nhiều

Video

Sakawi Thun 2025

Fanpage facebook